Rate this post

Lộ giới là gì? Khi chúng ta có nhu cầu thi công xây dựng các tòa nhà cao tầng hay các công trình nhà ở.. Thì chúng ta cần phải nắm rõ ý nghĩa của lộ giới và chấp hành đúng các quy định về lộ giới. Để tránh vi phạm và có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài chia sẻ này Hoàn Mỹ sẽ giúp các bạn tìm hiểu cặn kẽ về lộ giới. Để tránh bị xử phạt cũng như bị mất oan mấy mét đất nhé!

Lộ giới là gì?

_ Lộ giới hay còn được gọi là “chỉ giới đường đỏ” bạn hãy nhớ kỹ nhé. Đây là một cụm từ chuyên ngành được các cơ quan quản lý của nhà nước sử dụng để. Chỉ “đường ranh giới” của khu quy hoạch mở đường hoặc là mở hẻm.

_ Lộ giới: Dùng để chỉ điểm cuối của chiều rộng trên con đường đó, được tính từ vị trí tim đường sang hai bên. (Do còn khoảng lưu không tính từ vị trí mép đường cho đến điểm chỉ lộ giới). Thông thường thì người ta sẽ cắm các cọc lộ giới ở hai bên đường. Với mục đích cảnh báo cho người dân biết. “Tuyệt đối không được thi công xây dựng các công trình, kiến trúc kiên cố. Ở trong phạm vi đã được cắm các cọc lộ giới”.

1. Chỉ giới đường đỏ là gì?

Lộ giới là gì?

Lộ giới là gì?

Chỉ giới đường đỏ chính là đường ranh giới đã được niêm yết trên bản đồ quy hoạch, bản đồ thực địa. Có chức năng phân định ranh giới giữa vị trí đất được phép xây dựng công trình. Với vị trí đất được sử dụng làm đường giao thông hoặc những công trình, kiến trúc hạ tầng kỹ thuật. Hay các địa điểm công cộng khác (Căn cứ vào điều 3 của Bộ Luật Xây Dựng).

2. Chỉ giới xây dựng là gì?

_ Chỉ giới xây dựng chính là đường giới hạn cho phép chúng ta thi công nhà hoặc công trình trên vị trí đất đó. Chỉ giới xây dựng sẽ có thể trùng với vị trí chỉ giới đường đỏ.

_ Một số trường hợp được phép xây dựng vượt quá mức chỉ giới xây dựng là: Bậc thềm nhà, bậu cửa, mái đua, móng nhà, ban công không quá 1,4m…

3. Khoảng lùi trong xây dựng là gì?

Khoảng lùi chính là khoảng cách giữa phần chỉ giới đường đỏ và phần chỉ giới xây dựng. Khoảng lùi này còn tùy thuộc vào việc tổ chức quy hoạch trong không gian kiến trúc. 

Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Cách xác định vị trí khoảng lùi trong xây dựng cho chính xác nhé!

 

Chiều cao tuyến đường Độ cao công trình Khoảng cách mốc lộ giới
Tuyến đường lộ giới < 19m Công trình cao <19m Không phải cách mốc lộ giới
Công trình cao từ 19-22m Phải cách mốc lộ giới 3m
Công trình cao từ 22-25m Phải cách mốc lộ giới 4m
Công trình cao >28m Phải cách mốc lộ giới 6m
Tuyến đường lộ giới từ 19-22m Công trình cao <22m Không phải cách mốc lộ giới
Công trình cao từ 22-25m Phải cách mốc lộ giới 3m
Công trình cao >28m Phải cách mốc lộ giới 6m
Tuyến đường lộ giới từ >22m Công trình cao <25m Không phải cách mốc lộ giới
Công trình cao >28m Phải cách mốc lộ giới 6m

 

Hướng dẫn xác định lộ giới trong một lô đất 

Khi bạn đã có thể nắm rõ được lộ giới và chỉ giới đường đỏ. Thì sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách để xác định lộ giới trong khu đất đó nhé!

Bước 1: Quan sát tổng thể vị trí đất chuẩn bị khởi công, xác định vị trí các cột mốc lộ giới. Hoặc quan sát các biển báo có liên quan đến lộ giới đã được nhà nước cắm sẵn trước đó ở hai bên đường.

Bước 2: Từ vị trí đặt các cột mốc lộ giới để xác định lộ giới trong tuyến đường. Chúng ta tình từ vị trí tim đường sang hai bên.

Bước 3: Từ vị trí lộ giới đó chúng ta sẽ xác định khoảng lùi sao cho phù hợp. Với tuyến đường trong khu xây dựng và quy hoạch của phía cơ quan nhà nước. 

Bước 4: Sau khi chúng ta đã xác định được vị trí khoảng lùi của công trình. Thì chúng ta sẽ có được chỉ giới xây dựng. Vị trí đất được xác định trong chỉ giới xây dựng. Chính là phần diện tích được khởi công xây dựng hợp pháp.

Khi xây dựng bất động sản trên nền lộ giới thì sẽ bị xử phạt thế nào?

_ Nếu như bản vẽ xây dựng hoặc là hiện trạng xây dựng mà vi phạm đến lộ giới đường. Thì phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ ngưng không cấp giấy phép xây dựng. Đối với những bản vẽ bị vi phạm lộ giới. Trường hợp cố tình vi phạm, sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu phá bỏ tại vị trí vi phạm lộ giới, sau cùng là cưỡng chế phá dỡ.

_ Xử phạt hành chính từ “50 triệu đồng – 350 triệu đồng”. Căn cứ theo “khoản 7 và khoản 8, điều 15, nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017”.

Add Comment