Rate this post

Theo quy định tại Điểm G Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014. Thì công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực. Không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình. Thì không phải xin giấy phép xây dựng.

Trong trường hợp nhà bạn đã xuống cấp trầm trọng.  Hoặc quá bé đã không đủ diện tích cho các thành viên trong gia đình sử dụng. Nên bạn buộc phải cơi nới, làm thay đổi quy mô, thay đổi kết cấu chịu lực. Thì buộc phải có giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (theo mẫu phụ lục số 16 Thông tư 10/2012/BXD)
  2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý. Sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
  3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
Sửa nhà có phải xin phép không

Sửa nhà có phải xin phép không

XEM THÊM TẠI DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHÀ

Những trường hợp nào thì cần đến giấy phép sửa chữa nhà

1.Trường hợp công trình nhà ở thuộc khu vực nông thôn

Trước khi tiến hành sửa chữa nhà. Bạn hãy tìm hiểu xem hạng mục sửa chữa của mình có nằm trong diện phải xin cấp phép không.

Nếu nhà ở của bạn là công trình nằm ở khu vực nông thôn và bạn muốn sửa chữa, cải tạo. Hoặc xây dựng lại nó thì bạn phải xét theo các điều kiện. Cũng như yếu tố sau để xác định xem việc xin cấp phép là có cần thiết hay không:

Thứ nhất, nếu nhà của bạn nằm trong các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch phát triển đô thị. Hoặc các quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt. Nhà ở của bạn là nhà ở riêng lẻ ở vùng nông thôn. Không nằm trong các khu bảo tồn, không thuộc các khu di tích lịch sử – văn hóa. Thì trong những trường hợp này. Bạn thuộc các đối tượng được miễn giấy phép xây dựng.

Còn nếu nhà của bạn là công trình đã thuộc vào các quy hoạch phát triển đô thị. Cũng như các quy hoạch chi tiết xây dựng. Đã được duyệt hoặc nhà ở riêng lẻ nằm trên khu vực khu bảo tồn, các khu di tích lịch sử – văn hóa. Thì bạn buộc phải thực hiện việc xin cấp giấy phép xây dựng trước khi sử dụng nâng cấp cải tạo lại nhà.

2.Trường hợp công trình nhà ở thuộc khu vực đô thị

Còn trong trường hợp nhà ở của bạn nằm trong khu vực đô thị và bạn đang muốn sửa chữa, cải tạo. Hoặc xây dựng lại ngôi nhà của mình. Thì bạn cũng sẽ phải xem xét các yếu tố sau:

Trường hợp, nếu bạn chỉ muốn sửa chữa lại nội thất bên trong ngôi nhà liên quan đến các yếu tố như thay nền gạch, lát tường, sơn cửa…Mà không làm thay đổi về mặt kiến trúc ngôi nhà và phần diện tích ngôi nhà. Cũng không liên quan, ảnh hưởng tới công trình. Thì bạn không phải thực hiện xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền cấp phường.

Còn nếu việc sửa chữa nhà của bạn có liên quan đến việc thay đổi kết cấu công trình như. Tăng diện tích, xây thêm tầng, kết cấu bên ngoài bị thay đổi…Thì bắt buộc bạn phải thực hiện việc xin giấy phép sửa chữa ở những cấp có thẩm quyền cao hơn. Cụ thể là ủy ban nhân dân cấp quận thì bạn mới được phép tiến hành sửa chữa ngôi nhà của mình.

==> Hi vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẽ trên đây. Đã giúp bạn hiểu được sửa nhà cần xin giấy phép trong những trường hợp nào rồi đúng không?

Add Comment