Lát gạch chống thấm sân thượng tại TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai trọn gói, giá hấp dẫn
Sân thượng hay phần mái bằng – được coi là mái che, ngăn ngôi nhà khỏi mưa – nắng. Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cũng như đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà. Một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với sân thượng đó là bị rạn nứt và đặc biệt là thấm ẩm. Chính vì vậy, vấn đề chống thấm cho sân thượng ngày càng trở nên quan trọng. Một trong những cách được sử dụng phổ biến đó là lát gạch chống thấm sân thượng. Nhưng giải pháp này có thực sự ưu việt, mang lại hiệu quả cao hay không? Hay vẫn có những giải pháp vượt trội hơn.
Nội Dung Bài Viết
Có nên Lát gạch chống thấm sân thượng hay không? Hãy cùng công ty Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Chống thấm sân thượng vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của các gia đình. Và việc tận dụng sân thượng vào các mục đích khác nhau đòi hỏi nhiều yếu tố. Và một câu hỏi được đặt ra là có nên lát gạch sân thượng không ? Để tạo nên một không gian sạch đẹp và an toàn chúng ta nên lựa chọn gạch lát nền một cách hợp lý. Phù hợp không gian, phù hợp tài chính, phù hợp thời tiết ngoài trời.
Do bị tác động trực tiếp của yếu tố thời tiết nên tình trạng sân thượng bị thấm, ẩm mốc rất phổ biến. Nước mưa đọng trên sân thượng một thời gian sẽ bị thấm do những vết nứt chân chim của bê tông. Do bê tông bị giãn nở…Và đây là vấn đề rất đau đầu của các gia đình làm nhà mái bằng có sân thượng. Vì nước từ sân thượng còn nhỏ giọt xuống dưới. Gây những vết hoen vàng trên tường nên mới xảy ra hiện tượng thấm.
Lát gạch sân thượng là một biện pháp rất hữu hiệu để chống thấm sân thượng.Với biện pháp kết hợp với các chất phụ gia chống thấm. Được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay như vữa Sika, Masterseal 540…Quy trình chống thấm bằng cách lát gạch cũng khá đơn giản như lát gạch bình thường. Chỉ cần thay bằng các vật liệu có tính chống thấm.
Nguyên nhân dẫn đến sân thượng bị thấm:
– Sàn mái bị nứt gãy, rạn nứt chân chim là những nguyên nhân chính làm cho sân thượng bị thấm.
– Do sự co ngót không đồng đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái. Dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm.
– Chất chống thấm không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết.
– Lượng keo mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót.
– Do chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời nên chất chống thấm dần bị mất tác dụng.
– Do vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm chống thấm được thi công không đạt yêu cầu, không đảm bảo chất lượng.
– Không thử nước trước khi lát gạch tàu.
– Hệ thống thoát nước của sân thượng kém, bị đọng nước.
Lát gạch chống thấm sân thượng – ưu và nhược điểm
Sân thượng là nơi chịu tác động trực tiếp từ thời tiết, như mưa- nắng, chênh lệch nhiệt độ (ngày – đêm)… Mà sân thượng thường được làm từ bê tông cốt thép với đặc tính cách nhiệt, chống ẩm kém. Dẫn đến, trong quá trình xây dựng nếu không tính toán hợp lý sẽ gây ra hiện tượng rạn nứt. Dễ bị thấm ẩm vào phía trần của ngôi nhà. Công trình bị xuống cấp, xuất hiện hiện tượng ố vàng, rêu mốc ở trần nhà, ẩm thấp cho ngôi nhà. Để tránh tình trạng trên, người ta lát những loại gạch chống thấm lên bề mặt trên của sân thượng.
Loại gạch thường được sử dụng là gạch tráng men hay gạch bông – những loại có khả năng chống thấm nước cao, thậm chí là ít bám bụi bẩn. Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả chống thấm thì người ta thường điều chỉnh cho sân thượng có độ dốc nhất định. Để giúp thoát nước khi gặp trời mưa nhanh chóng.
Tuy nhiên giải pháp nào cũng có những ưu, nhược điểm của nó. Với việc sử dụng gạch chống thấm cho sân thượng cũng không ngoại lệ.
Ưu điểm của gạch lát chống thấm
Loại gạch lát chống thấm này có ưu điểm hơn những loại gạch hay vật liệu thông thường đó là khả năng chống thấm nước. Có loại dạng đặc và dạng lỗ, đặc biệt với cấu tạo dạng các lỗ với thành vách dày bao bên ngoài. Tạo thành nhiều lớp bao bọc nhau nên chúng còn giúp cách nhiệt, cách âm tốt. Giúp cho sân thượng được bảo vệ, trần nhà phía dưới luôn khô mát, không nứt, mốc.
Gạch chống thấm có thể được làm từ đất sét hay xi măng cốt liệu – những loại vật liệu phổ biến, quen thuộc. Nên giá thành cũng không quá chênh lệch so với các loại gạch thông thường. Nhờ đó giá thành thi công được tiết kiệm đáng kể.
Ngoài ra, việc sử dụng gạch lát để chống thấm còn đảm bảo tính mỹ quan cho sân thượng cũng như ngôi nhà của bạn. Giúp bạn tận dụng được sân thượng vào nhiều mục đích, hoạt động khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng sân thượng của mình. Để làm khu vườn nhỏ, trồng rau, cây cảnh hay làm bể nước nhỏ để làm mát cho ngôi nhà.
Nhược điểm của lát gạch chống thấm cho sân thượng
Mặt sàn sân thượng – bê tông cốt thép và gạch thường có độ giãn nở khác nhau. Nên nếu gắn trực tiếp chúng lại thì về lâu dài sẽ dẫn đến sự đứt gãy cho cả hai. Hoặc phá vỡ kết cấu ban đầu khiến khả năng chống thấm bị suy giảm. Chính vì thế, người ta thường sử dụng lớp keo dính trung gian và chà ron (keo chít mạch). Đây chính là một yếu điểm của việc chống thấm bằng lát gạch. Do đòi hỏi lớp keo dính phải có độ đàn hồi tốt, khả năng bám dính cao, chịu được sự chênh lệch nhiệt độ, chống nước. Đồng thời chà ron phải ngăn chặn những kẻ nứt xuất hiện giữa những viên gạch để không cho nước thấm xuống.
Lát gạch chống thấm sân thượng nghĩa là sẽ tác động trực tiếp đến bề mặt sân thượng. Nên khi sửa chữa, bảo trì cũng rất khó khăn, dễ ảnh hưởng đến kế cấu sân, chất lượng của phần sân.Thêm vào đó, khi gặp va đập mạnh thì lớp gạch rất dễ nứt vỡ. Điều này cũng khiến cho mưa, ẩm có cơ hội xâm nhập xuống lớp mái bê tông bên dưới.